Khi bạn đã đầu tư một khoản tiền lớn để mua một mảnh đất, mục tiêu chính của bạn là có được quyền sở hữu tài sản đó. Tuy nhiên, đôi khi, quá trình chuyển tên sở hữu đất có thể gặp khó khăn. Mặc dù đã thanh toán mua đất đầy đủ. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này và cách giải quyết trong bài viết dưới đây.
Sang tên Sổ đỏ là cách gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Mua bán đất là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng viên có được công chứng đã soạn sẵn tại nhà của người yêu cầu công chứng không?
1. Khi đã thanh toán mua đất, việc chuyển đổi quyền sở hữu phải được ghi nhận trên Sổ đỏ
Việc mua bán đất và chuyển tên sở hữu trên Sổ đỏ phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý. Trong Luật Đất đai 2013, Điều 95 đã quy định chi tiết việc đăng ký sang tên Sổ đỏ sau khi chuyển quyền sử dụng đất. Theo Điểm 4 của Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng phải tiến hành đăng ký biến động trên Sổ đỏ.
Ngoài ra, theo Điểm 6 của Điều 95, có các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 cũng quy định thời hạn và trách nhiệm của người sử dụng. Không quá 30 ngày kể từ ngày có biến động, người sử dụng phải tiến hành thủ tục để được ghi nhận biến động. Trường hợp là di sản thừa kế, thời hạn tính từ ngày phân chia xong. Việc không tuân thủ đăng ký sang tên Sổ sau khi mua bán có thể gây ra nhiều rủi ro. Trong tài liệu pháp lý, đất vẫn được ghi nhận thuộc về “chủ cũ”. Điều này khiến bên mua mất quyền bảo đảm và bảo vệ quyền sử dụng.
Ngoài ra, người mua cũng bị hạn chế trong việc thực hiện các giao dịch liên quan. Họ cũng có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP nếu không tuân thủ đăng ký biến động. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trong giao dịch mua bán đất, rất cần thiết tuân thủ việc đăng ký sang tên Sổ Đỏ theo quy trình và thời hạn được quy định trong Luật Đất Đai 2013.
>>> Tìm hiểu thêm: Có trường hợp nào phòng công chứng công được chuyển đổi thành phòng công chứng tư nhân không?
2. Thanh toán mua đất đầy đủ nhưng vẫn chưa thể chuyển tên, giải quyết thế nào?
Mua đất và không đổi sang tên có thể đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý. Vậy, nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn đối với trường hợp trên, cần thực hiện những thủ tục sau:
1. Gửi lên Toà án yêu cầu khởi kiện trường hợp đã thanh toán mua đất nhưng không được sang tên trên Sổ đỏ:
Trường hợp sau khi đã liên lạc và thoả thuận hoàn tất thủ tục đăng kí sang tên quyền sử dụng đất. Bên mua còn cố ý lẩn tránh hoặc không thực hiện việc đăng ký. Bạn có quyền khởi kiện và đề nghị Toà án thụ lý vụ việc. Theo khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chuẩn bị đơn khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện theo mẫu.
– Các giấy tờ tuỳ thân. Bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn dùng.
– Danh mục tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
2. Nộp đơn khởi kiện:
Khi nộp tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Không cần thiết phải nộp tất cả tài liệu mà bạn có. Thay vào đó chỉ cần nộp tài liệu và chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện. Cần tuân thủ yêu cầu đối với tài liệu và chứng cứ theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn nộp đơn khởi kiện đã thanh toán mua đất nhưng không được sang tên:
Người khởi kiện nộp đơn đến Toà án nhân cấp huyện nơi có đất đang sử dụng. Nếu đây là một giao dịch của hộ gia đình hoặc người sử dụng đất với nhau. Bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Toà án. Nộp thông qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tiếp qua trang thông tin điện tử của Toà án.
>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là bao nhiêu? Có phải đất có giá trị càng cao thì phí công chứng càng lớn không?
Lưu ý quan trọng: Trong trường hợp các bên đã ký kết thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện công chứng hoặc chứng thực, thì hợp đồng sẽ không được thừa nhận theo luật pháp và sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu theo Điều 129 của Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, khi khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ việc, Toà án có thể buộc mỗi bên phải trở lại trạng thái cũ. Tức bên bán hoàn đủ tiền còn bên mua đòi được đất. Ngoài ra, bên vi phạm có sai sót làm thoả thuận trở nên vô hiệu phải đền bù thiệt hại.
Trên đây là giải đáp về Đã thanh toán tiền đất nhưng không được sang tên, phải làm gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: