Giải quyết tranh chấp đất thờ cúng như thế nào?

đất thờ cúng

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thường là tranh giành đất thờ cúng tổ tiên do ông bà, cha mẹ để lại. Vậy anh em tranh giành đất thờ cúng sẽ được pháp luật giải quyết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi này thông qua bài viết sau đây nhé!

>>> Xem thêm: Chức năng của văn phòng công chứng? Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật theo quy định mới

Đất thờ cúng là đất gì? 

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể cho cụm từ “Đất thờ cúng”. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn có thể dễ dàng hiểu đất thờ cúng là đất mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu sử dụng với mục đích thờ cúng nhằm tưởng nhớ tới người thân đã quá cố của họ.

Đất dùng vào mục đích thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 – “Di sản dùng vào việc thờ cúng”.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh đã được triển khai tại các văn phòng công chứng phục vụ người dân. Khi đi làm thủ tục, người dân cần chuẩn bị gì?

Tuy nhiên, để đất được xác định là di sản dùng vào việc thờ cúng. Người chết khi lập di chúc phải định đoạt và chỉ rõ phần di sản nào được dùng vào việc thờ cúng. Nếu không tài sản sẽ được chia thừa kế cho người thừa kế theo đúng quy định pháp luật.

Anh em tranh giành đất thờ cúng giải quyết thế nào?

Đất thờ cúng có được thừa kế hoặc chuyển nhượng không?

Đất thờ cúng không được thừa kế hoặc chuyển nhượng. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, đất thờ cúng sẽ không được chia thừa kế cho con cháu.

Người chết sẽ lập di chúc chỉ định ra người được giao quản lý đất thờ cúng.

Trường hợp trong di chúc không chỉ định người được giao đất hương hỏa, những người thừa kế theo pháp luật của người chết sẽ cùng thỏa thuận để cử ra người quản lý đất thờ cúng.

đất thờ cúng

Người được chỉ định chỉ là người có trách nhiệm đứng ra quản lý đất. Đồng thời, đảm bảo việc thờ cúng được thực hiện đúng với mục đích của di sản.

Do đó, người được giao đất sẽ không có quyền chuyển nhượng đất này.

Theo đó, đất thờ cúng sẽ là loại đất áp dụng cơ chế nhượng quyền quản lý. Tức đời trước truyền cho đời sau trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào mục đích thờ cúng, hương hỏa.

Thủ tục giải quyết khi anh em tranh giành đất thờ cúng

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, giải quyết tranh chấp đất trước khi thực hiện hòa giải tại cơ sở.

đất thờ cúng

Nếu các bên tranh chấp đã hòa giải không thành. Khi này các bên sẽ gửi đơn đến UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp đất đai để hòa giải ở cơ sở.

Thủ tục giải quyết hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Các bên gửi đơn hòa giải đến UBND cấp xã

Bước 2. UBND cấp xã xác minh, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tranh chấp. Đồng thời thu thập các loại tài liệu có liên quan đến nguồn gốc của đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

>>>Xem thêm: Quy trình, thủ tục công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật mới nhất

Bước 3. UBND thành lập Hội đồng hòa giải bao gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn
  • Tổ trưởng tổ dân phố (thành thị); trưởng thôn, ấp (nông thôn)
  • Người có uy tín trong dòng họ, nơi sinh sống, làm việc của các bên tranh chấp
  • Người có trình độ về mặt pháp lý
  • Người biết rõ sự việc
  • Người sinh sống ở xã, phường, thị trấn tại nơi xảy ra tranh chấp thửa đất, biết rõ về lịch sử và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó
  • Người là cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tranh chấp

Bước 4. UBND tổ chức hòa giải

Buổi hòa giải phải có sự góp mặt của các bên tranh chấp, đầy đủ thành viên của Hội đồng hòa giải cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nếu 01 trong các bên tranh chấp vắng mặt đến 02 lần, việc hòa giải tranh chấp đất đai được xem như không thành.

Thời hạn thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa 45 ngày, tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ các bên.

Trường hợp hòa giải tại cơ sở không thành công, các bên tiến hành khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.

Trên đây là là các thông tin về Giải quyết tranh chấp đất thờ cúng như thế nào?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Di chúc miệng được hiểu như thế nào? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì để có hiệu lực thi hành?
>>> Danh sách các văn phòng công chứng quận Đống Đa Hà Nội. Văn phòng nào có dịch vụ uy tín, hiệu quả, nhanh gọn nhất?
>>> Các hình thức thừa kế di sản theo quy định của pháp luật. Phí công chứng thừa kế di sản hiện nay là bao nhiêu?
>>> Văn bản pháp luật nào quy định mức phu phí công chứng được áp dụng đối với các văn phòng công chứng tư nhân?