Chậm cấp sổ đỏ và những cách xử lý mà người dân cần biết

Chậm cấp Sổ đỏ, Sổ hồng so với thời gian quy định trên thực tế cực kỳ phổ biến, thậm chí chậm cấp nhiều tháng hoặc nhiều năm dù có đủ điều kiện. Khi bị chậm cấp người dân có nhiều cách xử lý như hỏi, kiến nghị, khiếu nại hoặc khởi kiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng có chức năng, nhiệm vụ gì? Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật có làm việc không?

1. Khi nào bị coi là chậm cấp Sổ đỏ?

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

chậm cấp sổ đỏ

Thời gian thực hiện thủ tục trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật.

2. Chậm cấp Sổ hồng, Sổ đỏ phải trả lời bằng văn bản?

Khi hết thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thực hiện xong thủ tục này. Đồng thời, phải trực tiếp trao Sổ đỏ cho người nộp hồ sơ hoặc gửi về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trao cho người nộp hồ sơ tại cấp xã.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện giải quyết, chậm giải quyết,… thì cơ quan giải quyết phải trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết thủ tục. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 8 Điều 19 Nghị định 61/2018/NĐ-CP như sau:

“8. Các hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả của Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định.”.

3. Hỏi, kiến nghị về việc chậm cấp Sổ đỏ

Khi bị chậm cấp sổ thì người dân có nhiều cách xử lý khác nhau, có thể là khiếu nại, khởi kiện hoặc chỉ đơn giản là hỏi, kiến nghị về việc chậm cấp.

Để thực hiện đúng quy định của pháp luật khi hỏi, kiến nghị về việc chậm cấp cần yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trả lời rõ bằng văn bản thay vì chỉ trả lời bằng lời nói, vì lý do sau:

(1) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời vô hình chung tạo nên sự ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan đó.

(2) Văn bản trả lời là một trong những tài liệu, nguồn chứng cứ nếu muốn khiếu nại, khởi kiện.

>>> Xem thêm: Khi đất được sử dụng không đúng mục đích ban đầu, có thể tiến hành việc sang tên sổ đỏ không?

Cũng cần lưu ý rằng nếu cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân trong cơ quan đó không trả lời bằng văn bản thì hành vi “không thực hiện” đó cũng chính là một trong những đối tượng bị khiếu nại, khởi kiện hành chính.

4. Khiếu nại khi bị chậm cấp Sổ đỏ

Khiếu nại nói chung và khiếu nại khi bị chậm cấp Sổ đỏ nói riêng về bản chất là đề nghị cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó xem xét lại quyết định, hành vi chậm cấp sổ theo quy định.

chậm cấp sổ đỏ

Chính vì bản chất là “tự mình xem lại quyết định, hành vi của mình” nên trên thực tế nhiều khi ít người tự thừa nhận mình sai.

Mặc dù vậy người dân vẫn cần nắm rõ quy định về khiếu nại theo Luật Khiếu nại nếu có lựa chọn và thực hiện quyền khiếu nại.

4.1. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại

Bên cạnh việc có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi chậm giải quyết, không giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ, Sổ hồng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình thì cần đáp ứng thêm một số điều kiện khác.

4.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi chậm cấp Sổ đỏ (nói cách khác là quyết định hành chính, hành vi hành chính) được quy định như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

+ Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng và tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

4.3. Hình thức khiếu nại

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại việc chậm cấp Sổ đỏ được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

4.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

* Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu

Bước 1: Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại mục 4.2.

Bước 2: Thụ lý đơn

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết.

– Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Bước 4: Tổ chức đối thoại

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

– Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

– Gửi kết quả giải quyết khiếu nại:

>>>Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng phường Khương Trung có dịch vụ hiệu quả, thủ tục nhanh gọn nhất Hà Nội 2023

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

+ Người khiếu nại;

+ Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến;

+ Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:

Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý

* Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2

5. Khởi kiện khi bị chậm cấp Sổ đỏ

Khởi kiện khi bị chậm, từ chối cấp Sổ đỏ là khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính nên thực hiện theo trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án hành chính.

5.1. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

5.2. Hồ sơ khởi kiện

Gồm:

(1) Đơn khởi kiện theo mẫu.

(2) Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

(3) Giấy tờ tùy thân

5.3. Trình tự, thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện (hồ sơ khởi kiện)

Bước 2: Nhận và xem xét đơn khởi kiện

Bước 3: Thụ lý vụ án

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Bước 5: Xét xử

6. Nên khiếu nại hay khởi kiện khi bị chậm cấp Sổ đỏ?

Bên cạnh những điểm chung giữa khiếu nại và khởi kiện trên thực tế như:

– Khó thu nhập chứng cứ nhằm chứng minh sai phạm trong cơ quan nhà nước

– So với việc khiếu nại quyết định hành chính. Hành vi hành chính trong lĩnh vực khác hoặc khởi kiện vụ án dân sự thì khả năng khiếu nại thành công, thắng kiện sẽ thấp hơn.

– Người dân thường sẽ chờ đợi và hỏi nguyên nhân thay vì khiếu nại, khởi kiện việc chậm cấp đó.

Để lựa chọn nên khiếu nại hay khởi kiện cần phải nắm rõ những ưu và nhược điểm của từng phương thức.

Trên đây là giải đáp về Khi đất được sử dụng không đúng mục đích ban đầu, có thể tiến hành việc sang tên Sổ đỏ không?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng. Xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Người có nhu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất có phải nộp phí dịch vụ không? Lệ phí phải nộp là bao nhiêu?
>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả bằng mắt thường cho người dân. Khi phát hiện sổ đỏ giả thì người dân cần làm gì?
>>> Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà có phực tạp không? Trình tư, thủ tục này được quy định ở văn bản nào?
>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ nhanh gọn, hiệu quả, lấy ngay giá rẻ cạnh tranh ở tại Hà Nội mà người dân nên biết
>>> Khi đi công chứng giấy ủy quyền người dân có cần mang theo giấy tờ tùy thân không? Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?