Quy trình, thủ tục làm sổ đỏ ở văn phòng đăng ký đất đai 2023

văn phòng đăng ký đất đai
Mặc dù Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) nhưng cơ quan trực tiếp và tham gia nhiều nhất vào việc cấp sổ là Văn phòng đăng ký đất đai. Do đó, người dân cần nắm rõ thủ tục làm Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng chính xác, nhanh gọn nhất. Những vấn đề pháp lý liên quan đến sổ hồng mà người dân cần biết

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

* Chuẩn bị hồ sơ

** Số lượng hồ sơ: 01 bộ

** Thành phần hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính;

>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất không có sổ đỏ có bị cấm lập vi bằng không?

Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:

– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở).

* Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất

– Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.

– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc.

văn phòng đăng ký đất đai

– Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Tại bước này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật, trong đó tại Văn phòng đăng ký đất đai (Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện các nhiệm vụ như sau:

* Xác minh, rà soát điều kiện cấp Giấy chứng nhận

– Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký;

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính

– Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

>>> Xem thêm: Tuyển cộng tác viên nhập liệu theo dữ liệu có sẵn, linh hoạt thời gian, lương thưởng hậu hĩnh, trả lương cuối ngày

– Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết;

* Cập nhật thông tin, gửi thông tin để tính nghĩa vụ tài chính

– Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

văn phòng đăng ký đất đai

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thời hạn cơ quan thuế thông báo nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được thông tin địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến.

* Chuẩn bị, trình hồ sơ ký cấp Giấy chứng nhận

Chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

* Cập nhật thông tin, xác nhận vào bản chính giấy tờ về việc đã cấp Giấy chứng nhận

Bước 4: Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Quy trình, thủ tục làm sổ đỏ ở văn phòng đăng ký đất đai 2023. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

  1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
  2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào? Nộp phí công chứng tại đâu?

>>> Có bao nhiêu loại văn bản thừa kế theo quy định pháp luật? Công chứng văn bản thừa kế ở văn phòng công chứng nào thì uy tín?

>>> Chứng thực chữ ký được định nghĩa như thế nào? Thủ tục chứng thực chữ ký được pháp luật hiện hành quy định thế nào?

>>> Những điều người dân nên biết về dịch vụ sang tên sổ đỏ. Có thể làm loại hình dịch vụ này ở đâu?

>>> Ông bà trước khi mất muốn để lại tài sản cho con cháu nhưng nhưng thực hiện bằng di chúc miệng thì có được pháp luật công nhận?