Tự ý san lấp đất nông nghiệp có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất và sẽ bị xử lý theo quy định. Vậy, hành vi tự ý san lấp đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?
>>> Xem thêm: Sổ đỏ bị cấp sai phải đính chính hay thu hồi?
1. Thế nào là san lấp đất nông nghiệp?
Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể về san lấp đất. Tuy nhiên, có thể hiểu san lấp đất là việc thi công san phẳng nền đất. Từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. Theo đó, san lấp đất hay còn gọi là san lấp mặt bằng.
Trong đó, san phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó. Vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp. Nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất theo mục đích sử dụng.
2. San lấp đất nông nghiệp có bị xử lý không?
Hành vi san lấp đất nông nghiệp có thể bị coi là hủy hoại đất. Và bị xử lý theo quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013. Những hành vi sử dụng đất nông nghiệp dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai:
– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai;
– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố;
– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích…
>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng Hà Nội uy tín mà mọi người cần biết
Trong đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, cụ thể:
– Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp:
- Thay đổi độ dốc bề mặt đất;
- Hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề;
- San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.
3. San lấp đất nông nghiệp trái phép bị xử lý thế nào?
Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả bằng mắt thường nhanh chóng nhất
Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta – dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta – dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 30 – 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 – dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 60 – 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà