Có được phép lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp không?

đất thổ cư

Việc lấy sổ đỏ người khác đi thế chấp tưởng chừng không thể xảy ra nhưng thực chất trong cuộc sống vẫn có. Vậy người lấy trộm trong trường hợp này có bị phạt không? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: Lịch làm việc của văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật có hoạt động hay không?

1. Có được lấy sổ đỏ người khác đi thế chấp không?

Hiện tại, pháp luật chỉ cấm việc tự ý lấy Sổ đỏ của người khác đi thế chấp quyền sử dụng đất thể hiện trên Sổ đỏ mà không cấm được thế chấp quyền sử dụng đất của người khác để vay tiền. lấy sổ đỏ người khác đi thế chấp

Quy định này được nêu tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP. Theo đó, việc đăng ký thế chấp cũng được thực hiện trong trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác hoặc của cả bên thế chấp và của người khác.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về thủ tục làm sổ đỏ. Làm sổ đỏ cần có những giấy tờ gì?

Ngoài ra, Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, hợp đồng về quyền sử dụng đất trong đó có hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận của các bên. Và khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự cũng nêu rõ, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo cho thực hiện nghĩa vụ mà không nói rõ, nghĩa vụ này phải là của bên thế chấp hay của người khác.

Do đó, hoàn toàn có thể lấy Sổ đỏ của người khác đi thế chấp nếu việc lấy Sổ đỏ này đã được chủ sở hữu của quyền sử dụng đất công nhận trên Sổ đỏ đồng ý và đồng ý ký vào hợp đồng thế chấp với bên thứ ba.

2. Trộm lấy Sổ đỏ của người khác đi thế chấp có bị phạt không?

Việc trộm lấy Sổ đỏ của người khác đi thế chấp thực chất vẫn là hành vi trộm cắp.

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người trộm cắp tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng với hành vi:

– Trộm cắp tài sản.

– Xâm nhập vào nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm của người khác để trộm cắp.

– Chiếm đoạt tài sản hoặc công nhiêm chiếm đoạt tài sản. – Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác…

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ ở các văn phòng công chứng hiện nay và những giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện loại dịch vụ này.

Đặc biệt, nếu sử dụng, thế chấp, cầm cố trái phép tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Không chỉ bị xử phạt hành chính mà nghiêm trọng hơn, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản tại Điều 173 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự với khung hình phạt sau đây:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

– Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 – dưới 50 triệu đồng.

lấy sổ đỏ người khác đi thế chấp

– Trộm cắp tài sản người khác dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị phạt hành chính về chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
  • Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc một trong các tội như cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản…, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tài sản đó là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình
  • Di vật, cổ vật

Phạt tù từ 02 – 07 năm:

  • Phạm tội có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp
  • Trộm cắp, chiếm đoạt tài sản từ 50 – dưới 200 triệu đồng
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt
  • Hành hung để người phạm tội được tẩu thoát
  • Tài sản là bảo vật quốc gia
  • Người phạm tội tái phạm nguy hiểm

Phạt tù từ 07 – 15 năm tù:

  • Tài sản có giá trị từ 200 – dưới 500 triệu đồng
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội trộm cắp tài sản

Phạt tù từ 12 – 20 năm:

  • Tài sản trộm cắp có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên
  • Lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội trộm cắp

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng

Trên đây là giải đáp về Có được phép lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp không?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng. Xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
 
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
 
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
 
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
 
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
 
 
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
 
>>> Các văn phòng công chứng Hà Nội uy tín nhất hiện nay 
 
>>> Những trường hợp nào cần công chứng văn bản thừa kế? Công chứng văn bản thừa kế có phức tạp không?
 
>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng mua chung cư mới nhất? Bên mua phải nộp những khoản tiền nào khi mua chung cư
 
>>> Người yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuân phân chia di sản thừa kế phải trả phí công chứng như thế nào?
 
>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có phức tạp không? Người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị những hồ sơ gì?