Trong các quá trình chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê…. sổ đỏ là một giấy tờ rất quan trọng. Vậy có được phép cho thuê đất khi chưa có sổ đỏ không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi này.
>>> Xem thêm: Lịch làm việc của văn phòng công chứng lúc mấy giờ? Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật đúng không?
1. Có được phép cho thuê đất chưa có sổ đỏ không?
Quyền cho thuê đất là một quyền cơ bản của người sử dụng đất. Việc cho thuê đất phải tuân theo đầy đủ các quy trình và thủ tục được quy định theo luật.
Tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 còn quy định cụ thể về điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất, theo đó, người sử dụng đất được cho thuê đất khi:
– Có Giấy chứng nhận;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất. Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, người sử dụng đất không được cho thuê đất khi chưa được cấp Sổ đỏ.
2. Cho thuê đất khi chưa có sổ đỏ có bị phạt không?
Trường hợp cho thuê đất khi không có Sổ đỏ có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với khu vực nông thôn. Từ 05 – 10 triệu đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai;
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với khu vực nông thôn. Từ 10 – 20 triệu đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ 02 điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai.
>>> Xem thêm: Phương thức kiểm tra sổ đỏ thật giả và những vấn đề liên quan phát sinh trên thực tế hiện nay mà bạn cần biết
Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất;
– Buộc hoàn trả tiền cho thuê đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;
– Buộc bên cho thuê phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm.
3. Thủ tục làm Sổ đỏ cho thuê đất thế nào?
Về thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu cho đất được thực hiện theo các bước sau đây (căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Quyết định 1085/QĐ-BTNMT).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính;
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại: Cách 1: UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã.
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
– Nộp tại bộ phận một cửa của địa phương.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
– Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.
– Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).
Bước 4: Đo đạc, xác minh bản trích đo địa chính
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
– Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ hiện hành. Các loại dịch vụ sổ đỏ hiện nay được các văn phòng công chứng thực hiện như thế nào?
– Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ. Nhằm xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.
Bước 6: Trả kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trên đây là giải đáp về Có được phép cho thuê đất chưa có sổ đỏ không?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng. Xin vui lòng liên hệ theo thông tin: